Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Công thức nấu ăn

Bánh gạo cay (Topokki)

Là một trong những món ăn đường phố phổ biến nhất tại Hàn Quốc. Món tokbokki gồm có bánh gạo, chả cá nấu với sốt gochujang, một số loại rau củ được thêm vào như cải thảo, bánh xếp, xúc xích, trứng luộc hay phô mai tạo nên nhiều phiên bản tokbokki vô cùng phong phú.

Mì tương đen (Jajangmyeon)

Là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc rất phổ biến tại Hàn Quốc. Bạn có thể tìm thấy mì tương đen tại các nhà hàng Trung Hoa, quán mì, mandu hoặc bất cứ nhà hàng, quán ăn gia đình nào.

Khi nghĩ đến việc nấu món mì tương đen, bạn cần phải có được gói sốt tương đen (sốt chunjang) hoặc bột tương đen được làm từ đậu nành lên men. Bột tương đen có vị đắng và mặn, tuy nhiên khi được làm thành nước sốt và xào chung với mì, nó tạo nên vị ngọt umami khó có thể thay thế bởi loại sốt nào khác.

Miến trộn (Japchae)

Với sợi miến được làm từ tinh bột khoai lang hoặc dong xào cùng các loại rau củ theo mùa như cà rốt, hành tây, rau bina, nấm hương, ớt chuông và thịt (thường là thịt bò).

Để chuẩn bị cho món miến trộn Hàn Quốc, từng loại nguyên liệu như miến khô, rau củ và thịt sẽ được chuẩn bị và chế biến riêng, sau đó được trộn lại với nhau cùng gia vị chính là dầu mè, nước tương cùng một ít hạt mè rang là đã hoàn thành.

Ghẹ ngâm tương (Ganjang gejang)

Là món ăn lên men có mặt trong danh sách những món khó ăn nhất của ẩm thực Hàn Quốc. Gejang nguyên bản được làm từ cua nước ngọt, tuy nhiên do ngày càng khan hiếm và giá cả có phần đắt đỏ nên người ta bắt đầu sử dụng ghẹ nhiều hơn.

Cách làm món ganjang gejang đúng chuẩn rất cầu kì và mất thời gian. Ghẹ ngâm tương thường được ăn kèm cùng với cơm trắng, canh rong biển và kimchi. Người Hàn có thói quen trộn cơm với lá rong biển, mè rang vào mai cua để tận dụng hết phần gạch còn sót lại.

Canh tương đậu (Doenjang Jjigae)

Bên cạnh những món canh đặc trưng của Hàn Quốc như canh kimchi và canh rong biển, canh tương đậu cũng được nấu thường xuyên để thay đổi hương vị cho bữa cơm.

Canh tương đậu nấu với nguyên liệu chính là Doenjang - Tương đậu lên men tạo nên hương vị độc đáo thơm nồng cho món ăn. Trong canh có các nguyên liệu như thịt bò (hoặc hải sản tùy thích) với đậu hủ, bí ngòi, khoai tây, hành tây và củ cải.

Với những ngày đã chán các món canh quen thuộc, một nồi canh tương đậu đầy dinh dưỡng ấm nóng thơm lừng chắc chắn sẽ là món ăn tuyệt vời mà gia đình bạn sẽ thích!

4 món canh phổ biến

Canh kim chi (Kimchi Jjigae)

Canh kim chi có thể được xem là một món canh cấp tốc khi bạn chưa kịp có ý tưởng và chuẩn bị gì cho bữa ăn. Vì có quá nhiều kim chi trong tủ lạnh của các gia đình và thường xuyên ăn không kịp nên bị chua, món canh kim chi sẽ là cứu cánh, mang lại bữa cơm nóng ấm giải cảm cho những ngày mưa bão.

Canh rong biển (Miyeokguk)

Thường được ăn vào ngày sinh nhật, nhưng chính vì hương vị thơm ngon và dễ nấu, bạn có thể thưởng thức canh rong biển bất cứ khi nào trong năm.

Tại Hàn Quốc, canh rong biển là món được nấu để bồi bổ các mẹ sau sinh để phục hồi sức khỏe và giúp lợi sữa. Có nhiều công thức chế biến canh rong biển khác nhau nhưng phổ biến nhất là nấu với thịt bò hoặc vẹm, hải sản giúp món canh có độ ngọt và đậm đà hơn.

Canh đậu hũ non (Sundubu Jjigae)

Là một trong ba món canh được ưa chuộng hàng đầu tại Hàn Quốc. Có nhiều công thức khác nhau để làm sundubu-jjigae như sử dụng nguyên liệu khác nhau như kimchi, thịt heo băm và hải sản, nhưng phổ biến và thường gặp nhất vẫn là ‘haemul sundubu-jjigae’ – canh đậu hũ non hải sản với nước dùng trong và thanh đạm.

Canh hầm quân đội (Budae Jjigae)

Kết hợp những nguyên liệu theo 2 phong cách Mỹ - Hàn khác nhau như xúc xích, thịt hộp, đậu hủ, bánh gạo, phô mai cheddar, phô mai mozzarella, kim chi, nấm các loại....

Súp chả cá (Odengtang)

Đây là món ăn thực sự phù hợp khi trời lạnh, bạn sẽ có những chiếc xiên que chả cá đủ loại hình thù ăn kèm với nước dùng cùng một chút ớt, hành lá cắt nhỏ và đậu phụ.

Về cơ bản, odeng là chả cá tẩm gia vị được làm bằng cách trộn cá xay nhuyễn với tinh bột, bột gạo hoặc bột mì, đường, muối và rượu gạo. Sau đó được tạo hình và nấu chín, rồi xiên qua các xiên gỗ, cuối cùng là nấu trong nước dùng.

Nước dùng trong món súp chả cá được nấu bằng cách ninh nguyên liệu cá cơm, tảo bẹ và một số rau củ như củ cải, hành tây. Tại các quán phục vụ odeng-tang, nước dùng luôn miễn phí và bạn có thể gọi thêm tùy thích.

Cách làm sốt Thái ngon: Công thức sốt Thái xanh, sốt Thái đỏ

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm hai loại sốt Thái phổ biến: sốt Thái xanh và sốt Thái đỏ, để bạn có thể dễ dàng chế biến tại nhà để thưởng thức với mọi loại hải sản hay bất kì món hấp, nướng nào cũng ngon.

Xem thêm

Hướng dẫn làm Pani Puri thần tốc – Giòn tan, chuẩn vị Ấn

Tự tay làm Pani Puri tại nhà chưa bao giờ dễ dàng đến thế! Học cách chiên bánh, chuẩn bị nhân khoai tây đậm đà và nước sốt me chua cay với hướng dẫn chi tiết.

Xem thêm

Cách làm muối ớt xanh ngon chuẩn vị nhà hàng

Muối ớt xanh siêu ngon, chuẩn vị nhà hàng, vừa cay nồng vừa thơm lừng! Tự tay làm ngay tại nhà chấm hải sản hay món gì cũng ngon!

Xem thêm