Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Thanh cua là gì và những ai nên ăn thanh cua?

Thanh cua là gì và ai nên ăn thanh cua

Thanh cua là gì và ai nên ăn thanh cua là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi nhìn thấy món ăn này. Có thể nói, cũng giống hầu hết các thực phẩm khác, thanh cua cũng có những lợi ích về dinh dưỡng, nhưng có cũng có những điểm gây ra những điều bất lợi cho sức khỏe của một số người. Tuy nhiên, phần lớn, tất cả mọi người có thể ăn thanh cua vì đây là một món ăn vô cùng bổ dưỡng.

Vậy để biết rõ thanh cua là gì và ai nên ăn thanh cua thì nên tìm hiểu xem sản phẩm này có điểm lợi và hại như thế nào.

 

Lợi và hại

Về mặt dinh dưỡng, thanh cua chứa khá ít chất béo và năng lượng. Đối với những người thường xuyên kiểm soát cholesterol trong cơ thể thì thanh cua dường như là lựa chọn khá ổn. Với tính chất này, thanh cua có thể khiến cơ thể tránh được các bệnh mãn tính.

Thanh cua chứa rất ít thủy ngân, nhất là đối với những loại thanh cua làm từ một loại surimi tốt. Đối với các loại cá, sẽ rất khó để kiểm soát lượng thủy ngân cá trong thịt cá. Có lẽ, ai cũng biết, thủy ngân là một chất khá độc, nhất là khi nó vượt quá chỉ số giới hạn cho phép.

Bạn cần biết, sản phẩm này có hàm lượng phốt pho rất cao, và điều này có nghĩa là nó rất có lợi cho việc hỗ trợ chức năng của cơ và thận hoạt động một cách bình thường.

Không chỉ có vậy, nó còn có khả năng hỗ trợ các chức năng thần kinh và giúp cho nhịp tim có thể đập một cách ổn định hơn. Chỉ cần 100g thanh cua đã có thể cung cấp cho cơ thể một lượng 282 mg phốt pho trong khi mỗi ngày cơ thể cần khoảng 700 mg chất này.

 

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rõ thanh cua là gì và ai nên ăn thanh cua bởi sản phẩm này có chứa khá nhiều natri. Nhất là đối với những người đang mang thai.

Trong 100g thanh cua có chứa 529mg natri, đây là mức khá cao đối với những người đang mang bầu, bởi họ được các bác sỹ khuyến cáo tối đa nên nạp vào cơ thể là khoảng 2000mg. Nếu hấp thụ quá nhiều chất này vào cơ thể có thể khiến cho những người mang thai có nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp và các bệnh về thận.

Đây cũng được cho là 1 món ăn khá nghèo protein khu 10g thanh cua thì chỉ có 7,62g protein. Đối với những người đang cần bổ sung chất này thì lựa chọn thanh cua có lẽ sẽ không khả quan.

Ngoài ra, việc tìm hiểu xem thanh cua là gì và ai nên ăn thanh cua cũng cần thiết bởi trong sản phẩm này có lượng arbohydrate khá cao, nếu chất này dư thừa trong cơ thể có thể gây ra các bệnh về đường ruột.

Bên cạnh đó, thanh cua còn có thể chứa thêm những chất phụ gia và các chất bảo quản. Các chất này hẳn sẽ không có lợi với bà bầu và trẻ nhỏ. Những người bị tiểu đường cũng không nên ăn món này bởi nó có chứa một lượng đường rất lớn.

Với những đặc điểm trong thành phần của sản phẩm này cũng như những mặt lợi và hại mà nó mang lại, chắc hẳn đã đủ để trả lời cho câu hỏi thanh cua là gì và ai nên ăn thanh cua. Vì vậy, mỗi người nên cân nhắc trước khi sử dụng sản phẩm này hoặc sử dụng nó với một lượng vừa đủ và hợp lý.

 

Thanh cua - Thành phần quen thuộc trong món kimbap

Hầu hết các cách làm kimbap đều sử dụng rong biển khô cuộn cơm nấu bằng nồi cơm điện và phần nhân. Các loại nhân bạn có thể tha hồ biến tấu cho phù hợp với điều kiện kinh tế và khẩu vị bản thân. Vì thế cách làm kimbap thanh cua cũng đơn giản, dễ hơn cách làm kimbap chiên, bạn chỉ việc thêm thanh cua vào các loại nhân, bỏ bớt các loại nhân có mùi vị át đi mùi vị thanh cua là được. Sẽ không có công thức cố định là phải cho cái này cái kia ở trong kimbap.


1. Nguyên liệu theo cách làm kimbap thanh cua:

- 200gram gạo dẻo hạt tròn Hàn Quốc. Đây là loại gạo mềm, dẻo phù hợp nhất để làm kimbap nhưng nếu không có thì bạn sử dụng gạo dẻo Việt Nam cũng được, nguyên liệu làm kimbap chúng ta có thể linh động tùy chỉnh nhé.

- 2 quả trứng gà

- 1 củ cà rốt

- 200g củ cải vàng muối thái sợi


- 150g  thanh cua

- 1 túi rong biển

- 200g rau chân vịt (spinach)

- Mè rang

- Dầu mè

- Bột canh

2. Cách làm kimbap thanh cua ngon đúng vị tại nhà :

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

Cách làm kimbap thanh cua về cơ bản không khác so với cách làm kimbap thường. Đầu tiên là bạn sơ chế các nguyên liệu, nấu cơm:

- Vo sạch gạo rồi nấu hơi nhiều nước bằng nồi cơm điện để gạo đạt độ dẻo. Khi cơm chín thì xới ra khay rộng hoặc rá sắt to sạch sẽ, vừa xới tơi lên vừa trộn với dầu mè và mè rang. Sao cho cơm mềm dẻo mà không nát, không ngấy.

- Thanh cua rã đông, cắt làm đôi theo chiều dọc hoặc để nguyên cả thanh.

- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi dài khoảng 8cm đến 10cm. Đun sôi 1 bát to nước, cho khoảng 1 thìa cafe muối vào nước (sao cho nước có vị mặn vừa như nước canh). Cho cà rốt vào khoảng 1-2 phút rồi vớt ra, xả nước lạnh, xóc cho thật ráo nước. Trộn thêm khoảng 1/3 thìa cafe muối & 2-3 giọt dầu vừng (sao cho cà rốt có vị hơi mặn là được)

- Trứng gà đánh với chút bột canh rồi rán chín, thái sợi.

- Rau chân vịt rửa sạch. Làm tương tự như cà rốt (đun sôi nước, cho muối, trần qua..). Sau đó xả nước lạnh để rau xanh và giòn hơn. Ép nhẹ bằng tay cho rau bớt nước rồi để vào rổ cho ráo sau đó trộn với ít muối và dầu vừng.


Bước 2: Cách cuộn kimbap thanh cua


- Bạn đặt miếng lá rong biển lên mành. Rải cơm đều lên trên bề mặt lá rong biển, độ dài không quá 3 lớp hạt cơm để cơm dễ cuốn hơn. Để chừa khoảng 1cm ở đầu lá, phần mà mình sẽ bắt đầu cuốn, và khoảng 2-3cm ở cuối lá.

- Đặt nhân gồm có củ cải vàng, cà rốt, thanh cua, trứng rán lên trên, thêm chút sốt mayonaise nếu bạn thích rồi nhẹ nhàng cuốn lại. Các bạn có thể dùng chổi quét, hoặc dùng tay sạch (hoặc đeo găng), để xoa đều dầu vừng lên bên ngoài cuộn cơm. Việc này sẽ giúp cuộn cơm thơm ngon hơn, và cũng bóng đẹp hơn nữa.

- Bước cuối cùng không thể thiếu đó là chế món nước chấm, nếu như thiếu đi món nước chấm này, món kimbap sẽ không đạt yêu cầu đâu nhé, cách làm nước chấm kimbap cũng không khó đâu nhé, kimbap hòa quyên với nước sốt béo ngậy thì quá tuyệt phải không.


Để cho món kimbap không bị khô các bạn có thể làm kèm theo một vài món điểm tâm hoặc là vài ly sinh tố, hoặc sữa chua nhé, đồ uống tráng miệng này chúng ta hoàn toàn có thể làm tại nhà nhé, các bạn có thể ra chợ chọn mua trái cây tươi ngon nhất để làm nước ép, hoặc cũng có thể dùng sữa chua, đảm bảo bạn bè và người thân sẽ thích mê cho mà xem.


Vậy là bạn đã có thêm một món ăn tuyệt ngon với cách làm kimbap thanh cua mà Tèobokki vừa hướng dẫn. Nhớ chia sẻ với bạn bè và người thân nếu thấy công thức này có ích với bạn nhé. Và đừng quên tìm hiểu các món ăn khác trong chuyên mục Câu chuyện ẩm thực của chúng tôi.

Tèobokki tổng hợp

Hướng dẫn cách làm Kimbap chiên giòn cực dễ tại nhà

Những lúc rảnh rỗi, thay vì để thời gian trôi qua thì chỉ cần vài bước đơn giản là bạn đã thực hiện được món Kimbap chiên giòn tại nhà một cách nhanh chóng
Lớp vỏ giòn rụm, hương vị hòa quyện từ nhân đến vỏ. Chắc chắn đây sẽ là món ăn mang đến trải nghiệm vô cùng đặc biệt cho bạn. 

Xem thêm

Cách chế biến các món ăn với thanh cua chay

Hương vị không có nhiều thay đổi so với thanh cua mặn, thanh cua chay vẫn là lựa chọn thích hợp cho những tín đồ ăn chay thường xuyên hay ăn trong những dịp ngày lễ, bởi loại thực phẩm này có thể kết hợp và chế biến với nhiều loại sản phẩm khác tạo ra món ăn giả mặn cực bắt mắt và hấp dẫn không khác gì hương vị của các món ăn mặn mà lại phù hợp và thanh đạm.

Xem thêm

Bật mí cách làm sốt mì lạnh trộn cay ngọt đúng điệu

Mì lạnh trộn Hàn Quốc (Bibim-Naengmyeon) là một món ăn mát lạnh, cay nồng và đầy hương vị, hoàn hảo cho những ngày hè nóng bức. Điều làm nên sức hấp dẫn của món mì này chính là nước sốt trộn đặc biệt, hòa quyện giữa vị cay ngọt và chua thanh của các nguyên liệu. Hãy cùng khám phá cách làm nước sốt Bibim-Naengmyeon chuẩn vị Hàn Quốc ngay dưới đây!

Xem thêm