Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Bạn đã từng nghe đến “mùa muối kim chi” ở Hàn Quốc chưa?

Mùa muối kimchi (김장) được xem như là một văn hóa từ ngàn xưa của người Hàn Quốc. Từ này chỉ việc người Hàn Quốc muối sẵn lượng kimchi lớn để dự trữ ăn qua mùa đông.

Việc muối kimchi này thường bắt đầu vào cuối thu và đầu đông. Tùy theo mỗi khu vực mà có những cách thức muối kim chi và những nguyên liệu khác nhau. Ở những nơi có nhiệt độ cao thì mùa muối kim chi sẽ hơi trễ một chút và số lượng muối phải nhiều hơn.

Theo cách truyền thống thì người ta bỏ kim chi vào một lọ được gọi là 'Jang-dok (장독)' rồi chôn xuống đất bởi vì phải để trong một môi trường nhiệt độ nhất định và làm vậy có thể dễ dàng bảo quản được kimchi. Muối kimchi ở đây không phải việc một người làm là được, vì muốn tích trữ lượng kimchi đủ dùng qua mùa đông thì phải cần số lượng kimchi cực lớn và cần rất nhiều nhân lực.

Thế thì tại sao lại có văn hóa muối kimchi?

Những loại rau củ thường được người Hàn Quốc dùng để muối kimchi chính là cải thảo và củ cải - những loại rau củ không thể phát triển được trong cái lạnh giá của mùa đông. Từ những năm 1960-1970, Hàn Quốc vẫn còn chưa phát triển nên việc trồng rau củ để muối kimchi ăn trong mùa đông là không thể. Ban đầu người Hàn Quốc sang Trung Quốc mua cải thảo về muối kimchi để ăn vào mùa đông, nhưng giá cả càng ngày càng leo thang và không thể tiếp tục đủ khả năng mua nữa. Vậy thì làm sao mới có đủ lượng kimchi để ăn qua một mùa đông dài đây? Và đây chính là lúc văn hóa muối kimchi (김장) được ra đời.

Cho tới ngày này vẫn chưa biết được văn hóa muối kim chi này là ai khởi xướng cũng không biết chính xác là khoảng thời gian nào. Người Hàn Quốc suy đoán rằng có thể việc này bắt nguồn từ văn hóa 'Pumasi (품앗이)' từ thời Joseon (조선 시대). Văn hóa này nói về việc một cộng động làng, xã giúp đỡ nhau làm việc và cũng có thể trong những việc giúp nhau cũng bao gồm cả việc cùng muối kim chi với nhau.

Vào ngày 5 tháng 12 năm 2013, UNESCO đã công nhận văn hóa muối kimchi (김장) là văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vì nó không chỉ nói lên việc muối kimchi mà còn là một hoạt động giúp gắn kết cả gia đình, cả cộng đồng người với nhau. Cùng làm và cùng chia sẻ thành quả với nhau là một di sản gìn giữ giá trị tốt đẹp của con người.

Người Hàn Quốc từ xưa đến nay luôn xem mình là một cộng đồng, một dân tộc, xem mọi thứ của bản thân đều là của chung. Từ trong lời nói đã thể hiện điều này, họ nói "đất nước của ta (우리 나라)" thay vì "đất nước (나라)". Từ đó cũng dẫn đến việc họ không thích làm kimchi một mình. Họ thích tụ họp gia đình, họ hàng cùng những người hàng xóm lại với nhau để chia sẻ các công thức làm kimchi cũng như gắn kết tình cảm của mọi người với nhau hơn. Kimjang (김장) chính là một văn hóa được truyền lại từ bàn tay của người mẹ. Đặc biệt là để làm cho mối quan hệ của mẹ - con gái cũng như mẹ chồng - con dâu gắn kết hơn. Kimchi cũng là một món quà tặng thể hiện sự thân thiết, yêu mến. Thông qua các bộ phim ở Hàn Quốc thường ta có thể thấy được những người mẹ ở quê gửi kimchi tự muối lên cho con mình và người con đem số kimchi đó đi chia sẻ cho người khác, đó cũng là một việc làm hết sức ấm áp và mang đậm tính nhân văn.

Ngày nay do sự phát triển về mặt kỹ thuật, người ta có thể trồng rau củ quả trong những nhà kính mà không phải lo ngại về việc phải đúng mùa mới có thể trồng được. Việc này cũng dẫn tới văn hóa muối kim chi (김장) đang dần dần biến mất. Càng ngày thị trường càng bán nhiều loại nguyên liệu để muối kimchi hơn nên không cần phải chờ đợi trồng trọt. Tuy vậy, theo khảo sát 100 gia đình của Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Hàn Quốc, vẫn có hơn 60.4% trả lời rằng: "Tự trực tiếp muối kimchi chứ không mua ở bên ngoài". Những người còn lại thì nói rằng: "Lấy kimchi từ trong gia đình của mình để ăn, hoặc là mua ngoài chợ về ăn".

Để giữ gìn văn hóa muối kimchi (김장) chính phủ và các đoàn thể trong nước tổ chức các sự kiện muối kimchi cho người dân tham gia. Bắt đầu từ năm 2001 với sự kiện muối kimchi để tặng cho người nghèo. Sự kiện càng được mở rộng vào năm 2004, và năm 2013 là cột móc lần thứ 13 của sự kiện. Trong tháng 1 năm 2014, lễ hội "muối kimchi chia sẻ yêu thương" đã chính thức được xác lặp kỉ lục Guniness về số lượng người tham gia. Chỉ tính riêng trong ngày diễn ra lễ hội đã có đến 120.000 bó cải được sử dụng, muối tương đương 200 tấn kimchi và có đến 50 tấn gia vị được sử dụng để muối.

Tèobokki trên cương vị là một người yêu học hỏi và yêu thích văn hóa Hàn Quốc. Muốn chia sẻ với bạn đọc văn hóa muối kimchi (김장) chính là một nét đẹp xứng đáng được ca ngợi.

Trong xã hội ngày nay, con người càng xa rời nhau và chỉ nghĩ về bản thân, thì người dân Hàn Quốc lại càng phải nỗ lực hơn nữa để giữ gìn sự gắn kết cộng đồng. Vừa giúp cho văn hóa muối kimchi càng kéo dài và phát triển và đặc biệt là tình cảm của người với người lại càng thân thiết hơn.

 

Tèobokki

Cách làm kim chi cải thảo dễ dàng với gói sốt kim chi

Làm kim chi cải thảo tại nhà đơn giản và nhanh chóng với gói sốt kim chi. Bài viết này Tèobokki sẽ hướng dẫn bạn cách làm kim chi với phương pháp mới giúp tiết kiệm thời gian, nguyên liệu, mà vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon đặc trưng!

Xem thêm

Cách làm salad cá ngừ cho bữa ăn nhanh chóng và dinh dưỡng

Salad cá ngừ là món ăn nhanh chóng và dinh dưỡng. Với công thức đơn giản và không tốn nhiều thời gian chế biến, món ăn là một lựa chọn tuyệt vời cho những người tập gym hoặc muốn giữ gìn vóc dáng.
Xem thêm

Hướng dẫn làm cơm trộn cá ngừ nhanh chóng, đơn giản tại nhà

cách làm cơm trộn cá ngừ

Cơm trộn cá ngừ (chamchi-mayo) là phiên bản cơm trộn đơn giản, dễ làm. Đây là món ăn lý tưởng cho những lúc bận bịu, không có nhiều thời gian để vào bếp nhưng đòi hỏi một bữa ăn nhanh chóng, ngon miệng và dinh dưỡng.

Xem thêm