Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Niangao Trung Quốc và tteokbokki Hàn Quốc – Món nào có trước, nguồn gốc của món ăn Tết Nguyên đán là gì?

Bánh gạo Hàn Quốc và Trung Quốc - giống mà lại khác?

Cuộc tranh cãi lớn về kimchi về việc món dưa muối có nguồn gốc từ Hàn Quốc hay Trung Quốc gần đây đã thu hút hàng triệu người Trung Quốc và Hàn Quốc trên mạng xã hội để bảo vệ nguồn gốc của món ăn. Thậm chí còn gây ra cuộc chiến tranh mạng liên quan đến Youtuber người Hàn tên Hamzy và người nổi tiếng trên internet Lý Tử Thất.

Một loại thực phẩm khác được yêu thích, cũng bị dính líu tới cuộc đối đầu giữa hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc là bánh gạo.

Nguyên liệu của món bánh gạo Trung Quốc với zha choi và thịt heo.

Là một món ăn đa năng được làm từ gạo nếp hoặc nhồi với một loại bột khác, bánh gạo tồn tại ở nhiều hình dạng khác nhau và đặc biệt phổ biến trong ẩm thực châu Á. Giống như mì ống, bánh gạo hầu như không có hương vị gì, nhưng khi nấu với nước sốt, chúng vẫn giữ được độ dai và thấm đẫm hương vị từ sốt.

Món bánh gạo của Trung Quốc hay còn gọi là niangao (bánh tổ), được làm từ gạo giã nhỏ và có độ dẻo, dai. Câu chuyện nguồn gốc của Niangao có thể bắt nguồn từ khoảng 2.500 năm trước ở Tô Châu trong một thời kỳ hỗn loạn của chiến tranh, kéo dài từ năm 722 đến năm 481 TCN. Thừa tướng của Vương quốc Ngô lần đầu tiên được ghi nhận là người đã tạo hình bột gạo nếp thành hình viên gạch và cứu người dân của mình khỏi nạn đói khi vương quốc của ông bị bao vây.

Niangao có thể ăn quanh năm nhưng nó cũng là món ăn dịp Tết Nguyên đán.

Truyền thuyết niangao cũng kể về một phong tục Bắc Kinh liên quan đến việc ăn bánh gạo vào ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán vào triều đại nhà Liêu. Trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, niangao đã trở thành một loại lương thực phổ biến, với các loại khác nhau được phát triển ở phía bắc và phía nam.

Một công thức nấu ăn được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc, đặc biệt là ở Thượng Hải, gồm có bánh gạo lát xào với thịt lợn thái mỏng, rau xanh và nước sốt có vị mặn ngọt từ nước tương và đường. Bánh gạo có thể ăn quanh năm nhưng theo truyền thống, chúng được coi là món ăn đặc biệt trong các bữa cơm đoàn tụ dịp Tết Nguyên đán, tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc vì niangao là từ đồng âm của “năm cao hơn”.

Trong khi đó, được dịch theo nghĩa đen là "bánh gạo xào", tteokbokki là một món ăn đường phố phổ biến của Hàn Quốc được làm bằng garaetteok cỡ nhỏ. Không giống như phiên bản Trung Quốc được cắt lát và dẹt, garaetteok là một loại bánh tteok dài và hình trụ, hay còn gọi là bánh gạo, có kết cấu dai hơn đáng kể so với phiên bản Trung Quốc.

Bánh gạo cay Hàn Quốc với bánh xếp của Roll & Mari ở Tsin Sha Tsui.

Những đề cập đầu tiên về tteok xuất hiện trong một số cuốn sách về các cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Triều Tiên diễn ra từ năm 480 đến năm 222 TCN. Sách kể về gạo được vo sạch, giã thành bột rồi trộn với nước, trước khi nặn thành đĩa dẹt đem hấp chín.

Để làm nổi bật độ dai của bánh gạo, tteokbokki được phục vụ với các nguyên liệu phụ và trang trí tối thiểu. Bánh gạo được luộc chín và phủ một lớp sốt đỏ gồm gochujang (tương ớt), gochugaru (ớt đỏ), nước tương, đường và hạt mè. Một số công thức nấu ăn tự làm bao gồm eomuk thái lát (bánh cá dẹt), bắp cải và hành lá.

Bánh gạo Hàn Quốc cho hình thỏi dài và giữ nguyên hình dáng khi nấu.

Tteokbokki cay được biết là xuất hiện trong thời gian gần đây hơn. Được phát triển vào năm 1953, năm chiến tranh Triều Tiên kết thúc, công thức này có thể bắt nguồn từ một phụ nữ ở Seoul, người đã làm bánh gạo với nước sốt gochujang như một món ăn nhẹ với giá cả phải chăng.

Một món bánh gạo Hàn Quốc tương tự như món niangao của Trung Quốc là gungjung tteokbokki, hay còn gọi là bánh gạo cung đình. Đúng như tên gọi, món ăn truyền thống có từ triều đại Joseon và là một khía cạnh quan trọng của ẩm thực hoàng gia. Trái ngược với phiên bản cay hiện đại thường thấy trên các quầy hàng đường phố, gungjung tteokbokki được xào với thịt thái mỏng, rau và nước sốt đậu nành.

Mặc dù bánh gạo hiện nay được phục vụ phổ biến ở cả hai quốc gia, nhưng chắc chắn rằng bánh gạo có lịch sử lâu đời và lừng lẫy ở cả hai quốc gia. Họ chắc chắn sẽ tiếp tục đóng những vai trò quan trọng trong truyền thống Trung Quốc và Hàn Quốc cho các thế hệ tương lai.

Nguồn: scmp.com

Dịch bởi Tèobokki

Cách làm kim chi cải thảo dễ dàng với gói sốt kim chi

Làm kim chi cải thảo tại nhà đơn giản và nhanh chóng với gói sốt kim chi. Bài viết này Tèobokki sẽ hướng dẫn bạn cách làm kim chi với phương pháp mới giúp tiết kiệm thời gian, nguyên liệu, mà vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon đặc trưng!

Xem thêm

Cách làm salad cá ngừ cho bữa ăn nhanh chóng và dinh dưỡng

Salad cá ngừ là món ăn nhanh chóng và dinh dưỡng. Với công thức đơn giản và không tốn nhiều thời gian chế biến, món ăn là một lựa chọn tuyệt vời cho những người tập gym hoặc muốn giữ gìn vóc dáng.
Xem thêm

Hướng dẫn làm cơm trộn cá ngừ nhanh chóng, đơn giản tại nhà

cách làm cơm trộn cá ngừ

Cơm trộn cá ngừ (chamchi-mayo) là phiên bản cơm trộn đơn giản, dễ làm. Đây là món ăn lý tưởng cho những lúc bận bịu, không có nhiều thời gian để vào bếp nhưng đòi hỏi một bữa ăn nhanh chóng, ngon miệng và dinh dưỡng.

Xem thêm