Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Kiến thức cơ bản về các loại gạo Nhật dùng cho sushi

Có ba nhóm gạo cơ bản là gạo hạt ngắn, gạo hạt vừa và gạo hạt dài. Nhóm gạo hạt ngắn được tiêu thụ nhiều nhất tại Nhật và hầu hết là giống gạo Japonica (giống gạo có hạt ngắn, tròn). Loại gạo hạt vừa là loại gạo có chiều dài trung bình như gạo Calrose. Còn gạo hạt dài như tên của nó, dài và thon như gạo Thái, hay được biết với tên gạo Indica.

Nhìn chung, giống gạo hạt ngắn, hay gạo Japonica là loại gạo thích hợp nhất để làm sushi. Gạo Nhật Japonica mềm, dính và vẫn giữ được nguyên dạng hạt khi nấu. Hơn nữa, nó có hương vị thơm hơn và ngọt hơn khi nhai.

Gạo hạt vừa như gạo Calrose chủ yếu được trồng trên vùng đất cao và khô như ở Mỹ và Úc. Trong quá trình gặt hái, gạo hạt vừa trở nên bóng bẩy hơn khi nấu và ngày nay cũng được dùng để làm sushi. Trong khi đó, giống gạo hạt dài không đủ độ dẻo và dính, chỉ thích hợp để dùng cho các món chiên, xào.

Có hai loại tinh bột trong hạt gạo là Amylose và Amylopectin. Amylopectin là loại tinh bột giúp hạt gạo có độ dẻo và dính khi nấu. Lượng tinh bột Amylopectin có trong giống gạo Japonica khoảng 80%. Trong khi đó, gạo hạt dài có lượng Amylopectin ở khoảng 70% hoặc thấp hơn, do đó nó ít dẻo hơn.

Các loại gạo Nhật Bản

Hiện tại có đến khoảng 600 loại gạo khác nhau được đăng kí nội địa Nhật Bản, và khoảng 260 loại được sản xuất làm lương thực chính. Xét về loại gạo, top 10 loại gạo hàng đầu chiếm 80% tổng diện tích cây lương thực. Trong đó, Koshihikari chiếm 30%, tiếp theo là loại gạo Hitomebore với 9.4%. Kế đó là Hinohikari với 8.9%, Akitakomachi với 7.0% và Nanatsuboshi với 3.5% là 5 loại gạo dẫn đầu trong những năm vừa qua.

Những loại gạo được dùng làm sushi

Mặt khác, loại gạo Nhật thường được sử dụng để làm sushi là Sasanishiki, Hatsushimo, và Koshihikari. Tuy nhiên, những loại gạo này hiếm và thường được biết với tên "rice of dreams".

Kết quả hình ảnh cho sushi rice

Nhìn chung, gạo Koshihikari có độ dẻo hơn, hạt gạo trở nên đầy đặn và có độ bóng khi nấu. Chất lượng và hương vị của gạo Koshihikari được đánh giá cao bởi các đầu bếp sushi.

Gạo Sasanishiki mềm và sáng bóng. Khi nấu, hạt gạo trở nên bóng bẩy và hơi ướt. Độ dẻo, kết cấu và mùi vị của hạt gạo phù hợp để làm sushi.

Hạt gạo Hatsushimo hơi to hơn và chắc hơn do vậy có thể bảo quản trong thời gian lâu sau khi gặt hái mà không mất đi chất lượng của hạt gạo.

Gạo mới thường được cho là ngon nhất (thường là trong vòng 3 tháng sau khi gặt hái vào tháng 9) nhưng trong một số trường hợp ngược lại, những loại gạo được bảo quản khoảng hơn một năm sẽ được tiêu thụ mạnh hơn. Chúng được xếp vào loại "gạo cũ" nhưng không có nghĩa là chất lượng của hạt gạo bị giảm đi. Gạo được bảo quản trong nhà kho dưới nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, chờ đến khi hạt gạo đạt được độ tối ưu để làm sushi. Nhiều nhà hàng sushi có thể kết hợp các loại gạo mới và cũ với nhau để đem lại hương vị mới.

Bảng xếp hạng các loại gạo ở Nhật

Hội kiểm tra ngũ cốc Nhật Bản đã lập ra một bảng xếp hạng các loại gạo được tổ chức hàng năm với mục đích cải thiện và quảng bá gạo Nhật. Bảng xếp hạng dựa trên gạo đã nấu với các mục: ngoại hình, mùi hương, hương vị, độ dẻo, độ chắc và đánh giá tổng thể.

Hạng cao nhất là A+, gạo ngon là A, hạt gạo đạt được chất lượng tiêu chuẩn là A', hạt gạo thấp hơn tiêu chuẩn là B và nếu thấp hơn nữa là B'.

Những loại gạo nào được ưa thích bởi đầu bếp sushi?

Tóm lại, có nhiều loại gạo khác nhau nhưng chất lượng hạt gạo đạt được phụ thuộc vào nguồn gốc và nhà sản xuất. Theo thống kê được hỏi từ những nhà hàng sushi, loại gạo được sử dụng nhiều là Hitomebore (A+), Tsuyahime (A+), Akitakomachi (A+), Koshihikari (A+) và Sasanishiki (A').

Nguồn: sushiuniversity.jp

10 Công thức sốt salad ngon mà đơn giản, dễ làm tại nhà

Salad là món ăn đơn giản, dễ làm và vô cùng ngon miệng mà bạn có thể thực hiện trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, để làm phong phú hương vị các món rau và tránh cảm giác nhàm chán thì bí quyết nằm ở  sốt salad. Biết cách pha các loại sốt salad khác nhau không chỉ giúp bạn thay đổi mùi vị của món salad mà còn bước đầu để duy trì thói quen ăn salad mỗi ngày!

Xem thêm

Cách làm nước chấm súp chả cá odeng-tang chuẩn vị

Để có món súp chả cá ngon thì cần sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ngoài chả cá phải thật ngon và dai, nước dùng phải ngọt thanh tự nhiên từ việc hầm các nguyên liệu như của cải, cá cơm, tảo bẹ trong nhiều giờ thì một yếu tố khác không kém phần quan trọng là nước chấm omuk-guk. Cũng như nhiều món nước hay món lẩu khác, nếu biết cách pha nước chấm ngon thì nồi súp sẽ vơi ngay trong tích tắc.

Xem thêm

Đổi vị Hàn với hai món ngon từ bạch tuộc

Bạch tuộc là món ngon mùa đông tại Hàn Quốc. Vào lúc này, thịt bạch tuộc căng mọng và có nhiều cách khác nhau để thưởng thức chẳng hạn như ăn sống, bạch tuộc luộc, bạch tuộc hầm hoặc bạch tuộc tẩm gia vị. Trong đó, sukhoe – món bạch tuộc luộc là cách ăn phổ biến nhất. Bạch tuộc được sơ chế kĩ càng, sau đó luộc và ăn ngay, chỉ chấm với một ít tương ớt gochujang và dầu mè để tận hưởng hết vị tươi ngọt của bạch tuộc.

Xem thêm