Định nghĩa trung thu Hàn Quốc hoàn toàn khác biệt với trung thu ở Việt Nam dù ngày trung thu của cả hai nước đều là ngày rằm tháng tám âm lịch. Nếu như ở Việt Nam Trung thu được gọi là tết thiếu nhi với sự tích chị Hằng – Chú cuội ngồi gốc cây đa, trẻ con sẽ rước đèn lồng múa lân tưng bừng đón tết thì Trung thu Hàn Quốc lại là ngày lễ tạ ơn cho một mùa thu hoạch, là ngày nông dân cùng nhau quay quần bên nhau nhảy múa ca hát dưới trăng trong trang phục Hanbok truyền thống và nhiều hoạt động tạ ơn tổ tiên khác.
Trung thu ở Hàn Quốc là một ngày lễ trọng đại được xếp ngang hàng với Tết nguyên đán. Trong ngày này, toàn dân được nghỉ 3 ngày (trước và sau ngày trung thu một ngày). Năm nào cũng vậy, người dân từ các thành phố lớn sẽ thi nhau mua vé xe, vé tàu, máy bay khẩn trương trở về quê hương để cùng gia đình đoàn tụ đón lễ nên sẽ xảy ra cảnh ùn tắc giao thông khá nghiêm trọng.
Hình ảnh lưu lượng xe tăng vọt đáng kể trong ngày trung thu năm 2016 (màu vàng)
Cảnh kẹt xe vào ngày đầu tiên trong kỳ nghỉ lễ Trung thu năm 2015
Ngoài ra, Hàn Quốc nổi tiếng là đất nước bảo tồn các di sản văn hóa cũng như các hoạt động truyền thống rất tốt. Trong 3 ngày này, từ các thành phố lớn đến các vùng nông thôn trên cả nước đều thường xuyên diễn ra các hoạt động mang tính kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc.
Hoạt động gia đình truyền thống đón tết trung thu năm 2016
Thi viết thư pháp
Samulnori – biểu diễn nhạc cụ truyền thống…
Đan xen hiện đại
Múa hát truyền thống
Biểu diễn múa Kang kang sul le trên sân khấu…– điệu múa dưới trăng của các thiếu nữ
Và trong lễ hội
Các trò chơi dân gian như kéo co…
Đấu vật
Ném gỗ
Các nghi lễ kính nhớ tổ tiên cũng vẫn được giữ nguyên đến tận bây giờ:
Bàn lễ cúng trước bàn thờ tổ tiên. Thời xưa, sẽ là những món ăn được làm từ chính những nông sản thu hoạch được.
Tảo mộ
Cũng như Việt Nam, Chusoek Hàn Quốc cũng có món bánh đặc trưng cho ngày lễ này đó là Song Pyeon – bánh trung thu làm từ gạo, đậu, mè và lá thông những nguyên liệu này là sản phẩm của nông nghiệp trông trọt để cảm tạ tổ tiên đã cho họ một mùa màng bội thu.
Bánh Song Pyeon (송편 )
Cuộc sống hiện đại với nhiều mối quan hệ nảy sinh, việc tặng quà cho nhau vào những ngày trọng đại càng được chú trọng, kéo theo các dịch vụ mới cũng phát triển ăn theo những ngày lễ như vậy. Tuy vậy, các ngành dịch vụ dù phát triển đến đâu họ vẫn cố gắng giữ gìn các nét đẹp bản sắt dân tộc ngay cả trong các món quà.
Các món quà thường sẽ là: Rượu làm từ gạo hoặc trái cây, bánh Song Pyoen và trái cây
Sau đây là một đoạn video ngắn về nghi thức thờ lạy tổ tiên của gia đình Hàn Quốc được gia chủ quay lại để các bạn có cái nhìn toàn cảnh hơn về Chuseok Hàn Quốc.
Chúc các khách hàng của Tèobokki một mùa trung thu tràn ngập tiếng cười.
Bánh xèo miền Tây thì đặc biệt hơn những vùng khác ở kích thước, so với bánh xèo miền Bắc và miền Trung thì bánh xèo miền Tây phải to hơn gấp 2 lần, và lớp rìa bánh phải thật mỏng, thật giòn. Về miền Tây ăn bánh xèo chỗ nào cũng giòn rụm, béo thơm vị cốt dừa, đến khi tự làm lại không giống. Từ giờ cứ tự tin đổ bánh xèo vì đã có bí kíp trong cách pha bột và nước mắm của người miền Tây rồi đây.
Công thức được giới thiệu lần này là 'Tteokbokki tía tô' với hạt tía tô được thêm vào bánh gạo joraengi. Thay vì Tteokbokki thường có vị cay nồng thì món Tteokbokki tía tô có vị mặn nhẹ, dinh dưỡng được bổ sung axit béo không no từ hạt tía tô.
Gà chiên sốt tỏi mật ong có sự kết hợp giữa vị mằn mặn của nước tương, mùi thơm của tỏi và vị ngọt nhẹ nhàng của mật ong. Công thức làm món gà chiên sốt tỏi mật ong này rất đơn giản nhưng không làm mất đi hương vị của món ăn. Bạn có thể làm món gà chiên này như một món khai vị, món nhậu hoặc thưởng thức như một bữa ăn đơn giản với cơm.