Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Cách phân biệt dầu mè nguyên chất và dầu mè pha

Vì sao lại có dầu mè pha

Dầu mè từ lâu đã được pha cùng với các loại dầu ăn khác như dầu nành, dầu cọ... để phù hợp hơn so với nhu cầu sử dụng. 

Dầu mè nguyên chất  có mùi thơm nồng, thường có màu đỏ hoặc vàng đỏ. Tuy nhiên nó thường không được sử dụng như dầu ăn vì hương vị quá nồng và khá dễ cháy. Thay vào đó, dầu mè nguyên chất thường được thêm vào như một chất tạo hương vị trong giai đoạn nấu ăn cuối cùng.

Nguyên tắc pha dầu mè là kết hợp với loại dầu thực vật khác có điểm bốc khói cao hơn, chẳng hạn như dầu nành, dầu hạt cải, dầu cọ hoặc dầu bắp. Nhờ thế, dầu mè pha có thể được sử dụng trong cách chế biến món ăn ở nhiệt độ cao như chiên, xào, tẩm ướp, nướng... hay thậm chí chiên ngập dầu để cho món chiên có thêm mùi thơm hấp dẫn của dầu mè.

Dầu mè nguyên chất có giá thành cao, do đó nó thường được pha trộn với các loại dầu thực vật ăn được khác (chủ yếu là dầu đậu nành) để giảm giá thành, phục vụ nhu cầu sử dụng của các nhà hàng, quán ăn cũng như phù hợp với phương pháp chế biến mà dầu mè nguyên chất 100% không đáp ứng được.

Trên thị trường, dầu mè pha sẵn (blended/light sesame oil) là hỗn hợp giữa dầu mè và một loại dầu thực vật khác (thường là dầu nành), trong đó tỷ lệ dầu mè là 30-40% để có hương vị nhẹ nhàng hơn và màu nhạt hơn. Sản phẩm mix này được sử dụng rộng rãi trong các nền ẩm thực Trung Hoa và Hàn Quốc

Các đầu bếp chuyên nghiệp thường tự pha trộn dầu mè với một loại dầu khác để sử dụng cho nước xốt, sốt chấm hoặc chiên xào. Họ tự mix ra một loại dầu ăn phù hợp với khẩu vị và nhu cầu chế biến của mình mà không có sản phẩm nào trên thị trường đáp ứng được.

cách phân biệt dầu mè nguyên chất vs dầu mè pha

Cách phân biệt dầu mè nguyên chất và dầu mè pha

Dựa vào mùi thơm

Tùy theo mục đích sử dụng, nếu bạn muốn chọn mua dầu mè nguyên chất hoặc dầu mè pha thì không nên dựa vào vào độ đậm đặc của dầu mè. Thay vào đó, bạn nên phân biệt qua mùi hương. Dầu mè nguyên chất có mùi thơm nồng. Ngược lại, dầu mè pha có chứa dầu đậu nành vốn không có mùi, nên mùi thơm sẽ nhẹ hơn.

Dựa vào thành phần sản phẩm khi trên bao bì

Bạn có thể phân biệt dầu mè nguyên chất và dầu mè pha bằng cách dựa vào bảng thành phần của dầu mè. Dầu mè nguyên chất có thành phần ghi rõ "100% dầu mè" và dầu mè pha có thành phần gồm dầu mè và các loại dầu thực vật khác (thường là dầu đậu nành).

Dựa vào màu sắc

Dầu mè nguyên chất có màu đỏ cam hoặc đỏ, và dầu mè ép bằng máy ép công nghiệp có màu nhạt hơn một chút so với dầu mè ép cơ học. Dầu mè pha được pha trộn giữa dầu mè nguyên chất với dầu nành vốn có màu vàng nhạt như dầu ăn thông thường, nên sẽ cho ra màu nhạt hơn.

10 Công thức sốt salad ngon mà đơn giản, dễ làm tại nhà

Salad là món ăn đơn giản, dễ làm và vô cùng ngon miệng mà bạn có thể thực hiện trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, để làm phong phú hương vị các món rau và tránh cảm giác nhàm chán thì bí quyết nằm ở  sốt salad. Biết cách pha các loại sốt salad khác nhau không chỉ giúp bạn thay đổi mùi vị của món salad mà còn bước đầu để duy trì thói quen ăn salad mỗi ngày!

Xem thêm

Cách làm nước chấm súp chả cá odeng-tang chuẩn vị

Để có món súp chả cá ngon thì cần sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ngoài chả cá phải thật ngon và dai, nước dùng phải ngọt thanh tự nhiên từ việc hầm các nguyên liệu như của cải, cá cơm, tảo bẹ trong nhiều giờ thì một yếu tố khác không kém phần quan trọng là nước chấm omuk-guk. Cũng như nhiều món nước hay món lẩu khác, nếu biết cách pha nước chấm ngon thì nồi súp sẽ vơi ngay trong tích tắc.

Xem thêm

Đổi vị Hàn với hai món ngon từ bạch tuộc

Bạch tuộc là món ngon mùa đông tại Hàn Quốc. Vào lúc này, thịt bạch tuộc căng mọng và có nhiều cách khác nhau để thưởng thức chẳng hạn như ăn sống, bạch tuộc luộc, bạch tuộc hầm hoặc bạch tuộc tẩm gia vị. Trong đó, sukhoe – món bạch tuộc luộc là cách ăn phổ biến nhất. Bạch tuộc được sơ chế kĩ càng, sau đó luộc và ăn ngay, chỉ chấm với một ít tương ớt gochujang và dầu mè để tận hưởng hết vị tươi ngọt của bạch tuộc.

Xem thêm