Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Ba cách nấu nước dùng mì udon cơ bản

Để làm nước dùng mì udon, bạn cần có những nguyên liệu cơ bản gồm dashi, nước tương, mirin. Nước dùng dashi là một loại nước dùng được sử dụng rộng rãi trong các công thức nấu canh, súp và trong đó có món mì udon. Dashi được nấu từ nước với các nguyên liệu tảo bẹ khô, vảy cá bonito, cá cơm và nấm đông cô. Và thường người ta sẽ sử dụng ít nhất từ hai trong các nguyên liệu trên để có được vị ngọt tự nhiên. Tuy nhiên ngày nay, việc sử dụng bột dashi hay túi lọc nước dùng dashi để nấu nước dùng mì udon trở nên vô cùng phổ biến và tiện lợi.

Cách 1: Sử dụng túi lọc dashi

Cách tiện lợi nhất mà vẫn có thể đảm bảo hương vị cơ bản của nước dùng mì udon là sử dụng túi lọc dashi. Túi lọc dashi là một túi nhỏ có chứa các nguyên liệu được trộn sẵn để làm nước dashi. Đây là một lựa chọn vô cùng tiện lợi khi bạn không cần phải chuẩn bị từng nguyên liệu. Mọi thứ được đựng trong một gói giống như túi trà và bạn chỉ cần thả vào nước và đun sôi là xong. Bạn cũng không cần phải rây lọc mà chỉ cần vớt túi lọc ra sau khi nó đã chiết xuất hết các hương vị vào nước dùng, rất tiện phải không?

Sử dụng túi lọc dashi là phương pháp được đánh giá là tiện lợi như dùng bột dashi nhưng hương vị thì đậm đà hơn và gần giống như dashi tự nấu vì sử dụng các nguyên liệu thật. Bạn có thể tìm mua loại này ở các cửa hàng Nhật Bản hay cửa hàng Hàn Quốc hoặc có thể tìm mua online có bán rất nhiều.

Nguyên liệu

  • 2 – 3 cup nước tùy thích độ đậm nhạt (1cup = 240ml)
  • Túi lọc nước dùng dashi (gói 20g)
  • 1 muỗng canh nước tương Nhật
  • 1 muỗng canh mirin
  • 1 nhúm đường
  • 1 nhúm muối

Thực hiện

+ Đun sôi nước và cho gói túi lọc vào nấu, thời gian nấu là 10 phút sau đó vớt túi lọc ra.

+ Nêm thêm nước tương Nhật, mirin, đường và muối cho vừa khẩu vị.

+ Mì udon tươi bạn luộc sơ lại với nước sôi theo hướng dẫn trên bao bì, sau đó cho vào nước dùng mì udon đã chuẩn bị. Có thể thêm các topping tùy thích:

  • Đậu hũ chiên
  • Rong biển wakame
  • Tôm chiên hoặc rau củ chiên (tempura)
  • Chả cá kamaboko
  • Thịt bò xắt lát
  • Trứng luộc lòng đào

Cách 2: Sử dụng bột dashi

Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng mới nấu mì udon hay không muốn đầu tư quá nhiều thì bạn có thể sử dụng bột dashi như một sản phẩm tiện lợi thay thế.

Bột dashi cũng tương đối dễ mua tại các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị. Tất cả những gì bạn cần làm là rắc bột dashi vào nước sôi và thế là đã có nước dashi để nấu nước dùng mì udon rồi. Quả là một giải pháp tuyệt vời với bất cứ ai vụng về và không thường xuyên nấu các món Nhật mà không phải mua quá nhiều nguyên liệu đúng không?

Tuy nhiên, xét về hương vị tổng thể thì bột dashi không đem lại hương vị nguyên bản cần có khi bạn dùng nó để nấu mì udon mà trong đó nước dùng là thành phần quan trọng tạo nên linh hồn cho món ăn. Vì thế, nếu có nhiều thời gian hơn nữa, bạn có thể đầu tư cách nấu thứ ba sau đây nhé!

Nguyên liệu

  • 2 cup nước (1cup = 240ml)
  • 1 muỗng canh bột dashi (3g)
  • 1 muỗng canh nước tương Nhật
  • 1 muỗng canh mirin
  • 1 nhúm đường
  • 1 nhúm muối

Thực hiện

+ Cho bột dashi, nước tương, mirin, đường, muối vào tô rồi đổ 2 cup nước sôi vào hòa tan. Sau đó cho mì udon tươi đã luộc sơ vào cùng với các loại topping đã gợi ý ở phần trước.

Cách 3: Dashi tự nấu

 Giống như bất kì loại thực phẩm nào khác, không có sản phẩm thay thế nào có thể đánh bại được hương vị của loại tự làm, nước dashi cũng như vậy, tự tay nấu ở nhà với các nguyên liệu được bản thân chọn lọc kĩ càng sẽ cho ra hương vị tuyệt vời nhất.

So với nước dùng bò, gà, heo của Việt Nam thì nước dùng dashi của Nhật dễ làm hơn rất nhiều. Các phương phấp rất đơn giản và bạn chỉ cần một vài nguyên liệu. Đặc biệt, nếu bạn là người ăn chay thì có thể tự nấu nước dùng mì udon bằng dashi từ nấm đông cô và tảo biển.

Nguyên liệu

  • 1 miếng kombu / tảo biển khô (20g)
  • 4 cup nước (1cup = 240ml)
  • 30g katsuobushi (cá ngừ bào)

Thực hiện

+ Dùng khăn lau sạch tảo biển, sau đó ngâm vào 4 cup nước ít nhất 30 phút hoặc để qua đêm.

+ Đem phần nước đã ngâm đun sôi ở nhiệt độ vừa – nhỏ cho đến khi gần sôi, bạn thấy bong bóng nhỏ đọng xung quanh nồi thì vớt lá kombu ra để tránh nước bị nhầy và đắng.

+ Sau đó cho 30g katsuobushi vào nước dùng và nấu thêm 30s – 1 phút thì tắt bếp và để cá ngâm trong nước thêm 10 phút rồi đem lọc qua rây lấy nước.

+ Nước dùng sau khi lọc cho thêm nước tương Nhật, mirin, đường và muối theo khối lượng tương tự như phần sử dụng túi lọc, nêm nếm cho vừa ăn sau đó cho mì udon luộc sơ và các loại topping để thưởng thức nhé!

Nguồn: justonecookbook.com

Dịch bởi Tèobokki

Cách làm sốt Thái ngon: Công thức sốt Thái xanh, sốt Thái đỏ

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm hai loại sốt Thái phổ biến: sốt Thái xanh và sốt Thái đỏ, để bạn có thể dễ dàng chế biến tại nhà để thưởng thức với mọi loại hải sản hay bất kì món hấp, nướng nào cũng ngon.

Xem thêm

Hướng dẫn làm Pani Puri thần tốc – Giòn tan, chuẩn vị Ấn

Tự tay làm Pani Puri tại nhà chưa bao giờ dễ dàng đến thế! Học cách chiên bánh, chuẩn bị nhân khoai tây đậm đà và nước sốt me chua cay với hướng dẫn chi tiết.

Xem thêm

Cách làm muối ớt xanh ngon chuẩn vị nhà hàng

Muối ớt xanh siêu ngon, chuẩn vị nhà hàng, vừa cay nồng vừa thơm lừng! Tự tay làm ngay tại nhà chấm hải sản hay món gì cũng ngon!

Xem thêm