Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Tìm hiểu về pojangmacha: Tại sao người Hàn Quốc lại thích uống rượu trong lều?

Những quán ăn đường phố được yêu thích của Hàn Quốc đang dần trở thành những chuỗi cửa hàng kinh doanh.

Chi nhánh đầu tiên của Hanshin Pocha ở Nonhyun. Nếu bạn đến đây một mình, bạn sẽ chẳng cô đơn lâu đâu.

Đó là một đêm thứ tư điển hình tại Hanshin Pocha – một quán đường phố với một tấm bạt nhựa được dựng lên như một bức tường tại Khu phố thời trang Hongdae.

Những chiếc ghế đẩu bằng nhựa không được thoải mái, phòng vệ sinh thì thật là kinh khủng, hết một nửa khách hàng hút thuốc liên tục và tiếng ồn thì chỉ đỡ hơn một buổi nhạc rock một xíu mà thôi, nhưng bàn nào cũng kín khách và người ta vẫn đang xếp hàng để được vào trong.

Lúc đó chỉ mới 8 giờ tối.

Khi mới bắt đầu, mỗi bàn chỉ toàn là nam hoặc nữ, nhưng vào cuối đêm ranh giới đã bị lu mờ đi khi mà có những chàng trai tiếp cận bàn của những cô gái để tán tỉnh xin hình của những cô gái ấy nếu mà anh ta thua khi cá cược uống rượu với bạn bè và buộc phải cưa cẩm một cô gái.

Quản lý Choi Sung-wook nói “Chúng tôi nổi tiếng với món chân gà (닭발) và  “booking”, một thuật ngữ Hàn Quốc dành cho nhóm những người đàn ông tìm kiếm phụ nữ và ngược lại, “những nhân viên phục vụ của chúng tôi không sẵn sàng để ‘booking’—khách hàng sẽ tự làm điều đó”.

Thế hệ tiếp theo

Hanshin Pocha là một sự tân tiến hơn so với pojangmacha (theo nghĩa đen là “cỗ xe lều”), những tấm bạt màu cam bao phủ những quầy hàng đường phố phục vụ cho các tầng lớp lao động sau khi Hàn Quốc được giải phóng khỏi Nhật Bản vào năm 1945.

Hàn Quốc: Vùng đất của những túp lều uống rượu lãng mạn

Không giống như pojangmacha ngày nay (gọi tắt là “pocha”) phục vụ một mảng rộng những món ăn cầm tay, các căn lều của những năm đó chỉ phục vụ chim sẻ nướng và rượu soju (uống bằng ly thủy tinh).

Mãi đến những năm 1970 mới có makgeolli và bia cho khách hàng, trong khi thực đơn anju (những món mồi nhậu) lại được mở rộng ra và gồm có chân gà, cá nướng và mì.

Nội thất của những cửa tiệm tạm thời này không thay đổi nhiều, có thể nói là được hoàn toàn giữ nguyên.

Tiểu đoàn của “đội quân cà vạt” (nhân viên văn phòng ở độ tuổi 30 và 40) hướng đến pojangmacha gần nhất khi họ vừa mới rời khỏi văn phòng. Hầu hết những bộ phim truyền hình của Hàn Quốc đều có một tập mà vai nam chính ngồi trong một pojangmacha và đắm chìm vào nỗi đau của mình với hết chai soju này đến chai soju khác.

Một vài điều gì đó làm cho người Hàn Quốc muốn giãi bày nỗi lòng của mình khi ngồi dưới những tấm bạt nhựa.

“Mặc dù chúng không phải là những nơi sạch sẽ nhất, chỉ là có một vài điều về chúng rất thoải mái” nhà sản xuất phim Kim Jeong-hun, một khách hàng quen thường xuyên của những pojangmacha nói.

“Khi bạn sống trong một thế giới với nhịp độ khá nhanh và công nghệ cao, thỉnh thoảng bạn chỉ muốn lẩn trốn đi và muốn đi một mình. Tôi không tìm kiếm dịch vụ tốt nhất hay sự hào nhoáng nào cả. Không có gì là quan trọng cả cho dù bạn có là sếp bự của một công ty hay là một người lao động bình thường khi bạn ở trong một pojangmacha” Kim nói.

Thú nhận

Trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc, và cả trong thực tế, những tiệm pojangmacha cũng là địa điểm phục vụ cho những lời thú tội.

“Khi bố tôi nói ông muốn kiếm chút đồ uống và thảo luận về chuyện gì, chúng tôi đi đến những tiệm pojangmacha gần sông Hàn”, Charlie Rhee, một thương nhân tại một công ty tài chính nói. “Đó là một việc của đàn ông”.

“Có thể là do bầu không khí này, tôi cảm thấy tôi có thể cởi mở hơn và giữ cho những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn” Moses Mo, một sinh viên đại học nói. “Thực sự thì tôi không uống rượu, nhưng tôi cảm thấy bản thân trung thực hơn khi tôi trò chuyện cùng mọi người dưới lều”.

Cùng với những tiệm pojangmacha tại Itaewon, những tiệm trong những con hẻm phía sau trung tâm mua sắm Nagwon của Jongno 3-ga đã trở thành nơi trú ẩn cho những người đồng tính nam. Khi mà những nhân vật đồng tính đang dần xuất hiện trên truyền hình, thì người dân Hàn Quốc vẫn còn rất bảo thủ về khuynh hướng tình dục.

Một chai soju và một tô odeng-tang (súp chả cá). Nguyên sơ, giản dị như ở nhà.

Trong những năm gần đây, số lượng những căn lều pojangmacha đang thực sự giảm xuống khi mà chính quyền địa phương đang tìm cách đóng cửa chúng. Hiện tại có khoảng 3.100 tiệm pojangmacha tại Seoul.

“Chính quyền thành phố xem những quầy hàng đường phố như là những cái gai trong mắt”, chủ tiệm Jamae Pocha tại Heuksong-dong nói.

“Quan điểm của chính quyền đó là những quầy pojangmacha thì bất hợp pháp và không hợp vệ sinh” một công chức thành phố xin được giấu tên cho biết.

Nhiều chủ sở hữu của những pojangmacha cũng đã chịu sự chỉ trích nặng nề của giới truyền thông bởi vì hành động lừa lọc những người ngoại quốc, những người không nói tiếng Hàn Quốc – họ đã bán cho những người ngoại quốc ấy với giá cao gấp 4-5 lần so với giá thông thường.

Tuy nhiên điều này cũng không hoàn toàn làm giảm lượng khách hàng ngoại quốc.

“Nếu xem xét cách mà họ rửa và bảo quản thực phẩm và các nguyên liệu, pojangmacha có vẻ hơi bẩn, không an toàn - ống dẫn gas ngay dưới chân bạn – và còn ồn ào nữa”, Gian Volpicella nói, anh là một kỹ sư người Ý đã sống tại Hàn Quốc trong 4 năm qua.

“Nhưng tôi đề xuất những địa điểm này cho những người đi du lịch bụi hoặc là bạn đã hoàn toàn say vào lúc 2 giờ sáng. Và cần một món ăn nhẹ mà không quá đắt”.

Một vấn đề về sở thích

Những pocha trong nhà, như là Hanshin Pocha, đang trở nên phổ biến hơn so với những tiệm thô sơ trước đó, và chúng đang dần phát triển những chuỗi kinh doanh thực tế và ngày càng phối hợp chặt chẽ về việc “booking”.

“Solo Pocha,” một điểm nóng khác đại diện cho Hongdae, mang một khẩu hiệu rành rành, “Bạn đến một mình, nhưng rời khỏi đây 2 người”.

Biển hiệu buồn cười của Solo Pocha: “Hãy đến với một nhóm hỗn hợp và bạn sẽ được đưa đến một phương trời xa xôi….sẽ luôn mở cửa 24 giờ nếu bầu không khí đủ nóng.

Mặc cho sự nổi tiếng của mình, rất nhiều người xem pocha trong nhà như là một đối thủ hoàn toàn khác biệt so với những túp lều nguyên bản.

“Những pocha trong nhà đó không đúng thực tế”, một khách hàng quen nói. “Đầu tiên hết là bạn không thể đến đó một mình, trong khi những pojangmacha được cho là nơi mà bạn có thể cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi ăn và uống một mình”.

“Tiệm ưa thích của tôi trong thành phố này đó là Bongja Pojangmacha”, giám đốc quan hệ quần chúng Sophia Chong nói. “Tôi rủ những người bạn thân nhất của mình đến đó bởi vì nó đủ nhỏ cho những cuộc trò chuyện riêng tư, lại vừa đủ lớn cho cả một nhóm. Thêm vào đó, anju rất là ngon. Bongja đã bán ở đó suốt 21 năm”.

Nguồn: Guide to pojangmacha: Why Koreans love drinking in tents (Tèobokki lượm lặt và phiên dịch)

Công thức cơm chiên kim chi cá ngừ đơn giản và ngon miệng

Cơm chiên kim chi cá ngừ là một món ăn độc đáo, kim chi chua cay đậm vị kết hợp với cá ngừ beo béo tạo ra một món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng. Món ăn không chỉ đáp ứng các yêu cầu nhanh gọn, đơn giản mà còn hấp dẫn, giàu dinh dưỡng, phù hợp cho cả bữa trưa và bữa tối

Xem thêm

Bí quyết làm kim chi lá mè cay nồng, thơm ngon tại nhà

Kim chi lá mè đậm đà với hương vị cay nồng của ớt bột Hàn Quốc, tạo nên một món ăn phụ cực kì hấp dẫn và đặc trưng. Với các bước hướng dẫn đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm được kim chi lá mè hấp dẫn cho gia đình tại nhà!

Xem thêm

Cách làm kim chi cải thảo dễ dàng với gói sốt kim chi

Làm kim chi cải thảo tại nhà đơn giản và nhanh chóng với gói sốt kim chi. Bài viết này Tèobokki sẽ hướng dẫn bạn cách làm kim chi với phương pháp mới giúp tiết kiệm thời gian, nguyên liệu, mà vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon đặc trưng!

Xem thêm