Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Dầu tía tô là gì? Cách sử dụng và bảo quản dầu tía tô

Dầu tía tô là gì?

Dầu tía tô là dầu được làm từ hạt tía tô theo phương pháp ép lạnh, có mùi thơm hấp dẫn và được sử dụng như một loại gia vị và dầu ăn trong ẩm thực Hàn Quốc. Sản phẩm phụ từ quá trình ép dầu được sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc phân bón. Phần lá của cây tía tô hay còn được gọi là lá mè, lá vừng (kkae-nip) cũng được thường sử dụng để ăn sống, cuốn thịt nướng hay ngâm tương.

Dầu tía tô có mùi thơm béo như hạt dẻ, kết hợp với mùi cam thảo và hoa hồi. Chất dầu đặc và mượt mà, có vị béo. Có hai loại dầu tía tô là dầu tía tô rang và dầu tía tô chưa rang. Trong nấu ăn, người ta chỉ sử dụng loại dầu tía tô rang, dầu có màu nâu nhạt và sáng bóng, có vị đậm đà và mùi thơm nồng hơn dầu chưa rang.

Giá trị dinh dưỡng của dầu tía tô

Ngoài việc giúp tăng hương vị cho các món ăn, dầu tía tô được coi là một nguồn giàu axit béo bao gồm axit béo omega-3, cũng như axit béo omega-6 và omega-9. Ngoài ra nó chứa cả axit béo bão hòa và không bão hòa. Axit béo bão hòa trong dầu tía tô chủ yếu là palmitic (5-7%) và stearic (1-3%). Axit béo không bão hòa đơn trong dầu tía tô là oleic (12-22%), trong khi axit béo không bão hòa đa trong dầu tía tô là linoleic (13-20%), gamma-linolenic (0-1%), alpha-linolenic (54-64%) , và arachidic (0-1%).

So với các loại dầu thực vật khác, dầu tía tô có một trong những tỷ lệ axit béo omega-3 cao nhất, từ 54 đến 64%. Thành phần axit béo omega-6 thường khoảng 14%. Dầu tía tô được cho là mang lại lợi ích chống viêm, bệnh tim mạch và hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Cách sử dụng dầu tía tô

Trong ẩm thực Hàn Quốc, dầu tía tô và dầu mè là hai loại dầu chính được sử dụng để tăng hương vị, làm nước sốt và sốt chấm. Dầu tía tô được dùng để làm các món namul (rau trộn), các món chiên (pha dầu tía tô với dầu đậu nành), phết lên lá rong biển trước khi nướng cũng như tạo hương vị cho sốt chấm.

Dầu tía tô chưa rang mặc dù không được sử dụng trong ẩm thực nhưng nó vẫn được dùng trong các hoạt động công nghiệp như một loại dầu làm khô tương tự như dầu lót bảo vệ gỗ, sơn, véc-ni, mực in, sơn mài, làm lớp phủ chống thấm bảo vệ vải. Dầu tía tô chưa rang cũng có thể được dùng để làm chất đốt. Ngoài ra còn được sử dụng cùng với nhựa tổng hợp trong sản xuất vecni. Ở Hàn Quốc, dầu tía tô ép từ hạt chưa rang được sử dụng để đốt đèn và làm dầu giấy lau sàn.

Bảo quản dầu tía tô

Axit béo omega-3 có nhiều trong dầu tía tô dễ bị ôi thiu nên tránh tiếp xúc với oxy. nên mua chai nhỏ và tránh bảo quản trong thời gian dài. Hạn sử dụng của dầu tía tô chỉ trong vòng 6 tháng, đặc biệt sau khi mở nắp nên sử dụng trong vòng 1 tháng bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh (0 ~ 5 ℃). Tương tự như dầu mè, dầu tía tô có điểm bốc khói thấp 170 ℃, vì vậy nó chủ yếu thích hợp để chế biến các món ăn mà không cần nhiệt.

Một số món ăn chế biến với dầu tía tô

Namul (rau trộn – banchan): ‘namul’ dùng để chỉ một món ăn phụ là rau được trộn gia vị. Người ta thường nêm các món ăn này bằng dầu mè hoặc dầu tía tô. Một số món có thể kể đến gồm kongnamul muchim (salad giá đỗ Hàn Quốc) và sukju-namul muchim. Cả hai công thức đều dùng dầu mè, nhưng bạn có thể thay thế mè bằng dầu tía tô tùy theo sở thích của mình.

Jeon (món chiên): ‘jeon’ dùng để chỉ một loại bánh rán hoặc bánh kếp của Hàn Quốc được làm bằng cách sử dụng rau, thịt hoặc cá đem lăn qua bột chiên sau đó đem chiên giòn! Thường thì người ta dùng dầu tía tô pha với các loại dầu khác, chẳng hạn dầu nành để chiên các loại bánh jeon này, món ăn cũng có vị mặn tự nhiên và mùi thơm đặc trưng từ dầu tía tô.

Kim / Gim (lá rong biển): Cuối cùng, người ta gọi ‘kim’ (hoặc gim) là các lá rong biển khô. Ở Hàn Quốc, người ta phết rong biển khô với dầu mè hoặc dầu tía tô trước khi đem nướng. Sau đó, rong biển khô được ăn như một món snack hoặc dùng làm nguyên liệu nấu ăn.

Công thức cơm chiên kim chi cá ngừ đơn giản và ngon miệng

Cơm chiên kim chi cá ngừ là một món ăn độc đáo, kim chi chua cay đậm vị kết hợp với cá ngừ beo béo tạo ra một món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng. Món ăn không chỉ đáp ứng các yêu cầu nhanh gọn, đơn giản mà còn hấp dẫn, giàu dinh dưỡng, phù hợp cho cả bữa trưa và bữa tối

Xem thêm

Bí quyết làm kim chi lá mè cay nồng, thơm ngon tại nhà

Kim chi lá mè đậm đà với hương vị cay nồng của ớt bột Hàn Quốc, tạo nên một món ăn phụ cực kì hấp dẫn và đặc trưng. Với các bước hướng dẫn đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm được kim chi lá mè hấp dẫn cho gia đình tại nhà!

Xem thêm

Cách làm kim chi cải thảo dễ dàng với gói sốt kim chi

Làm kim chi cải thảo tại nhà đơn giản và nhanh chóng với gói sốt kim chi. Bài viết này Tèobokki sẽ hướng dẫn bạn cách làm kim chi với phương pháp mới giúp tiết kiệm thời gian, nguyên liệu, mà vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon đặc trưng!

Xem thêm