Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Cách phân biệt dầu nành và dầu thực vật phổ biến trên thị trường

Dầu nành và dầu thực vật đều là những loại dầu nấu ăn phổ biến trên thị trường. Mặc dù cả hai loại dầu đều đóng vai trò thiết yếu trong ẩm thực, nhưng việc phân biệt rõ ràng giữa chúng đôi khi là thách thức đối với người tiêu dùng do có những điểm tương đồng.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt giữa dầu nành và dầu thực vật trên thị trường, từ đó giúp bạn đưa ra những lựa chọn phù hợp với sở thích, nhu cầu sử dụng hoặc chế biến ẩm thực của mình.

Dầu nành khác gì dầu thực vật?

Dầu nành được chiết xuất nguyên chất từ hạt đậu nành, là một sản phẩm nổi bật trên thị trường dầu ăn và được sử dụng rộng rãi. Dầu nành có tính linh hoạt và được dùng phổ biến trong ẩm thực, từ làm nước sốt, trộn salad, xào và phổ biến nhất là các món chiên – rán…

Mặt khác, khi nói đến dầu thực vật, thì thường đề cập đến các sản phẩm dầu ăn có sự pha trộn của các loại dầu có nguồn gốc thực vật khác nhau như dầu nành, dầu cọ, dầu bắp, dầu hạt cải, dầu hướng dương hoặc các loại dầu thực vật khác.

Thành phần của các sản phẩm dầu thực vật có thể khác nhau tùy thuộc vào loại dầu được pha trộn, góp phần tạo ra nhiều hương vị và thuộc tính đa dạng của sản phẩm. Nhìn chung, các sản phẩm dầu thực vật hay dầu cooking trên thị trường chủ yếu là dầu cọ (dầu olein) phối trộn với dầu nành, dầu cải…

Việc phối trộn dầu này có ích lợi gì?

Việc trộn dầu không phải xấu, ngược lại, việc phối trộn các loại dầu thực vật khác nhau đem lại một số lợi ích như sau:

  • Tăng khả năng chịu nhiệt & Giá thành rẻ: Dầu cọ có khả năng chịu nhiệt và chống ô xy hóa rất tốt; do vậy dầu cọ được xem là nguyên liệu lý tưởng để sản xuất dầu chiên – rán…Các nhà sản xuất và tiêu dùng trên khắp thế giới thường sử dụng dầu cọ với tỷ lệ cao trong dầu chiên với hai mục đích: kinh tế và chất lượng tốt. Trên thực tế, dầu cọ được dùng thay thế cho các loại dầu chiết xuất từ các hạt truyền thống khác như đậu tương, hạt cải.
  • Đem lại hương vị cho món ăn: Theo kinh nghiệm của các đầu bếp, việc kết hợp các loại dầu ăn khi nấu nướng cũng là một trong những bí quyết tạo ra món ăn ngon. Mỗi món ăn có cách chế biến với nhiệt độ khác nhau, lựa chọn được loại dầu phù hợp giúp món ăn dậy mùi, thơm ngon hơn.
  • Bổ sung đa dạng dưỡng chất: Hầu hết các gia đình đều có thói quen “trung thành” với với một loại dầu ăn nào đó. Nếu dùng duy nhất một loại dầu để chế biến mọi loại thức ăn trong một thời gian dài, vô hình chung đã hạn chế phần nào nguồn dinh dưỡng phong phú, đồng thời sẽ làm giảm hứng thú ăn uống. Thực tế là hiếm có loại dầu ăn nào lại cung cấp đầy đủ mọi chất cần thiết cho cơ thể, mỗi loại dầu đều có những “sở trường” riêng, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cơ thể mỗi người. Việc sử dụng dầu thực vật chứa nhiều loại dầu giúp cung cấp đa dạng các dưỡng chất.

Cách dùng đúng: Tốt nhất nên sử dụng dầu phù hợp với từng loại thực phẩm hoặc tối thiểu nên thay đổi loại dầu trong thời gian nhất định để đổi khẩu vị ăn uống cũng như làm phong phú thêm thành phần dinh dưỡng cho cơ thể.

Các cách phân biệt dầu nành và dầu thực vật

  1. Phân biệt bằng thành phần ghi trên nhãn

Kiểm tra thành phần ghi trên nhãn là cách đơn giản và nhanh nhất để phân biệt giữa dầu nành và dầu thực vật:

Dầu nành sẽ có thành phần hiển thị rõ “100% dầu đậu nành nguyên chất” mà không chứa thêm bất kì loại dầu nào khác.

Dầu thực vật hay dầu cooking chủ yếu là dầu cọ (dầu olein) phối trộn với dầu nành, dầu cải… Trên các sản phẩm dầu thực vật, bạn sẽ thấy thông tin trong bảng thành phần là “phối trộn từ dầu olein” hoặc “thành phần gồm dầu olein, dầu nành, dầu hạt cải tinh luyện…”

  1. Phân biệt bằng cách để tủ đông

Dầu ăn bị đông khi để trong tủ đông

Với thuộc tính khác nhau của mỗi loại dầu, bạn có thể dễ dàng phân biệt giữa dầu nành và dầu thực vật bằng cách quan sát sản phẩm khi để tủ đông.

Dựa vào chỉ số iod người ta có thể phân biệt dầu.

Về lý thuyết, chỉ số iod càng thấp thì điểm nóng chảy của dầu càng cao và ngược lại. Do đó, dầu có chỉ số iod càng thấp thì càng dễ đông hơn.

Tính chất đặc trưng của dầu cọ là có điểm nóng chảy tương đối cao so với dầu nành, dầu mè, dầu đậu phộng...Chỉ số iod của dầu cọ khoảng 56 – 58 nên nhanh đông khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 20 độ C. Bên cạnh đó, dầu nành có chỉ số iod khoảng 120 nên sẽ mất thời gian lâu hơn, vài giờ hoặc thậm chí vài ngày mới bị đông. Từ đó, bạn có thể xác định đó là dầu nành nguyên chất hay dầu thực vật pha trộn.

Việc cung cấp thông tin để phân biệt giữa dầu nành và dầu thực vật giúp người tiêu dùng đưa ra sự lựa chọn phù hợp với sở thích, nhu cầu ẩm thực. Hiểu được những điểm khác biệt này giúp bạn xác định được loại dầu nào phù hợp với kỹ thuật nấu ăn, hương vị và cân nhắc về dinh dưỡng mong muốn.

Bí quyết làm kim chi lá mè cay nồng, thơm ngon tại nhà

Kim chi lá mè đậm đà với hương vị cay nồng của ớt bột Hàn Quốc, tạo nên một món ăn phụ cực kì hấp dẫn và đặc trưng. Với các bước hướng dẫn đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm được kim chi lá mè hấp dẫn cho gia đình tại nhà!

Xem thêm

Cách làm kim chi cải thảo dễ dàng với gói sốt kim chi

Làm kim chi cải thảo tại nhà đơn giản và nhanh chóng với gói sốt kim chi. Bài viết này Tèobokki sẽ hướng dẫn bạn cách làm kim chi với phương pháp mới giúp tiết kiệm thời gian, nguyên liệu, mà vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon đặc trưng!

Xem thêm

Cách làm salad cá ngừ cho bữa ăn nhanh chóng và dinh dưỡng

Salad cá ngừ là món ăn nhanh chóng và dinh dưỡng. Với công thức đơn giản và không tốn nhiều thời gian chế biến, món ăn là một lựa chọn tuyệt vời cho những người tập gym hoặc muốn giữ gìn vóc dáng.
Xem thêm